Hội thảo khoa học quốc tế “Lộ trình hướng đến trung hòa Carbon ở châu Á”
22 tháng 08 năm 2022
Ngày 19/8 và 20/8/2022, top nhà cái uy tín io .Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Hiệp hội Kinh tế Tài nguyên và Môi trường Châu Á (AAERE) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “A pathway towards Carbon Neutrality in Asia” (Lộ trình hướng đến trung hòa carbon ở Châu Á). Đây là hội thảo lần thứ 11 trong chuỗi hội thảo thường niên của AAERE, được chủ trì bởi Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH phối hợp tổ chức.
- Sinh hoạt học thuật định kỳ CELGS: “Impact On The Power Mix And Economy Of Japan Under A 2050 Carbon-Neutral Scenario: Analysis Using The E3me Macro-Econometric Model”
- Hội nghị thường niên lần thứ 56 - Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
- Sinh hoạt học thuật định kỳ CELG: Carbon Pricing and its Effectiveness in Reducing CO2 Emissions
Hội thảo “Lộ trình hướng đến trung hòa carbon ở Châu Á” được tổ chức với sự tham gia của các nhà kinh tế, các chuyên gia hoạch định chính sách trong và ngoài nước như: TS. Muthukamara Mani (WorldBank); GS. Paul Ekins (Viện Tài nguyên Bền vững UCL); GS.TS. Sử Đình Thành (top nhà cái uy tín io .HCM); GS. Soocheol Lee, GS. Budy Prasetyo Resosudarmo, GS. Ken-ichi Akao (Hiệp hội Kinh tế Tài nguyên và Môi trường Châu Á); GS. Orapan Nabangchang; TS. Phumsith Mahasuweerachai; TS. Rawadee Jarungrattanapong (Viện Kinh tế và Môi trường Tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông); GS. Arief Anshory Yusuf (Viện Kinh tế và Môi trường Indonesia); GS. Awang Noor Abd Ghani (Viện Kinh tế và Môi trường Malaysia); GS. Bùi Dũng Thể (Viện Kinh tế và Môi trường Việt Nam); GS. Nguyễn Trọng Hoài (Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và Kinh doanh châu Á JABES)… Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự của lãnh đạo một số các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong mạng lưới các các Đại học hướng đến phát triển bền vững trong và ngoài nước: University College London (Vương quốc Anh), Waseda University (Nhật Bản), Australian National University (Úc)…
Đại biểu các quốc gia trên thế giới tham dự hội thảo
Trung hòa carbon đã trở thành mục tiêu chính trong chương trình nghị sự của thế giới về chống lại các vấn đề về khí hậu và môi trường. Với sự hiểu biết sâu sắc về ảnh hưởng của carbon dioxide đối với khí hậu toàn cầu và môi trường, việc trở nên trung hòa carbon ngày càng được các chính phủ coi là mục tiêu cấp thiết để đạt được sự phát triển bền vững. Tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), 136 quốc gia đã cam kết đạt được trạng thái trung hòa carbon trong thế kỷ này. Theo đó, các quốc gia phát thải lớn đã có chung kế hoạch về việc trở nên trung hòa với carbon như: Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Úc và Brazil đặt mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tại châu Á - Thái Bình Dương, khu vực chịu trách nhiệm cho 80% lượng than tiêu thụ trên thế giới và 60% phát thải carbon dioxide, Nhật Bản đã cam kết cho năm 2050 và Trung Quốc 2060, trong khi Ấn Độ hướng tới năm 2070. Hầu hết các nước Đông Nam Á cũng đã đặt mục tiêu đạt được mức phát thải carbon ròng vào khoảng giữa thế kỷ này. Riêng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố cam kết mạnh mẽ trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Mặc dù vậy, quá trình này đặc biệt khó khăn đối với các nước châu Á nói chung vì đặc thù nền kinh tế dựa vào nhiên liệu và có các mục tiêu phát triển cạnh tranh.
Trước thực trạng này, hội thảo “Lộ trình hướng đến trung hòa carbon ở Châu Á” là diễn đàn cho các học giả thảo luận chuyên sâu về đa dạng sinh học, chất lượng nước, chất thải, quản lý, môi trường và phát triển bền vững,… Trong đó, chủ đề “Cân đối mục tiêu phát triển kinh tế và những rủi ro về môi trường ở Việt Nam” nhận được nhiều sự quan tâm chia sẻ và thảo luận. Đặc biệt, hội thảo đã dành một phiên thảo luận chuyên sâu cho các trường đại học tham gia chia sẻ các chiến lược, các chương trình hành động hướng đến trung hòa carbon, xây dựng và phát triển mạng lưới các trường đại học bền vững, trong đó có vai trò đầu tàu của UEH.
Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 204 bài từ các học giả, nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, giảng viên và nghiên cứu sinh trên toàn thế giới (hơn 191 tác giả nôp bài, đến từ hơn 30 quốc gia, 130 viện nghiên cứu/trường đại học/bộ ban ngành), trong đó, tỷ lệ bài nộp có nguồn từ nước ngoài chiếm 94%. Các bài viết đã được các nhà khoa học danh tiếng trong hội đồng khoa học góp ý phản biện, kết quả có 150 bài chất lượng về lý luận cũng như thực tiễn được phân chia theo các phiên thảo luận của Hội thảo. Đặc biệt, các bài trình bày tại Hội thảo sẽ tiếp tục được đóng góp hoàn thiện và bài có chất lượng cao sẽ có cơ hội được đăng tải trên các tạp chí danh tiếng như: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á - UEH (JABES).
Hội thảo đã được diễn ra trong hai ngày 19 và 20/08 với 06 phiên thảo luận chuyên đề với các nội dung chuyên sâu gồm: (1) Trung hòa carbon; (2) Tác động của biến đổi khí hậu và chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu; (3) Năng lượng tái tạo; (4) Định giá phi thị trường; (5) Đa dạng sinh học và quản lý hệ sinh thái; (6) Quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn; (7) Xây dựng, nhà ở và thiết bị gia dụng carbon thấp; (8) Biến đổi khí hậu và lương thực, rừng và nông nghiệp; (9) Biến đổi khí hậu và khả năng phục hồi của cộng đồng; (10) Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng: công nghệp, cơ sở hạ tầng, thể chế và chính sách; (11) Năng lượng bền vững ở các quốc gia Đông Nam Á,… Mặc dù đến từ nhiều quốc gia khác nhau, tất cả đều đối mặt với những vấn đề giống nhau trong khu vực, đặc biệt là suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu và Covid-19. Sức mạnh tổng hợp từ mạng lưới nghiên cứu như AAERE và EEPSEA, cùng với việc tích hợp các phương pháp tiếp cận xuyên ngành, có thể thúc đẩy để tạo ra các giải pháp hiệu quả, toàn diện và bền vững. Sự kết nối chắc chắn sẽ được hỗ trợ nhiều hơn từ phía UEH thông qua hội thảo này.
Điểm nhấn của Hội thảo đến từ hai bài trình bày của 2 diễn giả danh tiếng thế giới:
(1) Giáo sư Paul Ekins - University College London (UCL) chia sẻ chủ đề “Hướng đến trung hòa carbon: Thách thức và hàm ý cho Châu Á”, đã đưa ra những định hướng cụ thể mà UCL đang thực hiện trong lộ trình trung hòa carbon với mục tiêu đến năm 2024 giảm lượng khí thải carbon trong khuôn viên trường bằng việc sử dụng các nguồn năng lượng xanh, đến năm 2030 sản xuất được năng lượng xanh tại UCL và sử dụng nguồn năng lượng mới thay cho các năng lượng hóa thạch. Thế giới nói chung và Châu Á nói riêng đang phải đối diện với biến đổi khí hậu khắc nghiệt mà bên cạnh đó tồn tại những hiểm họa nguy hiểm mà các quốc gia khác nhau đang có những biện pháp khác nhau để ngăn chặn. Việc giảm thiểu khí thải Carbon trước mắt có những điểm hạn chế như: GDP giảm, tăng các chi phí đầu tư cho việc giảm khí thải Carbon,… tuy nhiên về lâu dài lại đem đến nhiều cơ hội mới trong phát triển kinh tế từ việc phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo. Để tiến tới lộ trình trung hòa carbon cần có sự tham gia từ chính phủ của các quốc gia bằng những chính sách thúc đẩy phát triển bền vững, giảm thiểu biến đổi khí hậu từ đó giảm thiểu được chi phí tiềm ẩn.
Giáo sư Paul Ekins - University College London - Diễn giả chia sẻ chủ đề “Hướng đến trung hòa carbon: Thách thức và hàm ý cho Châu Á”
(2) Tiến sĩ Muthukumara Mani - Ngân hàng Thế giới chia sẻ chủ đề “Cân đối mục tiêu phát triển kinh tế và những rủi ro về môi trường ở Việt Nam”, ông tiến hành phân tích làm sáng tỏ sự đối lập giữa câu chuyện Việt Nam muốn đạt được những thành công về mặt kinh tế vào năm 2045 và những rủi ro về khí hậu có thể đe dọa kỳ vọng thành công về mặt kinh tế. Cụ thể, Việt Nam đặt mục tiêu hướng đến một nền kinh tế có thu nhập cao; tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người nhanh nhất (trung bình 5,5%/năm), mang lại thu nhập bình quân tăng gấp 3,5 lần. Chuyển đổi được cơ cấu đáng kể, với tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP giảm từ hơn 40% vào cuối những năm 1980 xuống dưới 20% trong những năm gần đây,… Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam. Ở miền Bắc, nhiệt độ tăng cao có khả năng dẫn đến “stress” nhiệt và giảm năng suất, đồng thời rút ngắn chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã hạn chế sản lượng hàng năm. Ở trung tâm, các khu vực ven biển và thành phố ngày càng phải hứng chịu lũ lụt do bão và bão nhiệt đới. Ở Nam Bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, đặc biệt có nguy cơ lớn do nước biển dâng… Do vậy, xây dựng một lộ trình phục hồi sẽ không hề rẻ và sẽ cần những cải cách bổ sung. Diễn giả đề xuất 06 gói ưu tiên chính sách để có thể thực hiện thành công các mục tiêu của Việt Nam về kinh tế lẫn môi trường.
Phiên trình bày online của TS. Muthukumara Mani - Ngân hàng thế giới chia sẻ chủ đề “Cân đối mục tiêu phát triển kinh tế và những rủi ro về môi trường ở Việt Nam”
GS.TS. Sử Đình Thành - Hiệu trưởng UEH nhận định: “Với quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ theo hướng đa ngành và bền vững, top nhà cái uy tín io .Hồ Chí Minh có đủ tiềm lực để thúc đẩy các nghiên cứu đa ngành và hợp tác cùng các đối tác để giải quyết các vấn đề có tính khu vực. Với vai trò đơn vị đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Lộ trình hướng đến trung hòa carbon ở châu Á”, hội thảo đã phát huy vai trò như một bệ phóng hữu hiệu, kết nối các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, cùng nhau thảo luận chuyên sâu nhằm tìm kiếm các giải pháp khả thi cho lộ trình tương lai bền vững”.
GS.TS. Sử Đình Thành - Hiệu trưởng UEH - Đơn vị đăng cai tổ chức hội thảo phát biểu tại hội thảo
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
Lãnh đạo UEH tiếp đón và trao đổi trước chương trình với các đại biểu khách mời
GS. Budy Prasetyo Resosudarmo - Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Tài nguyên và Môi trường Châu Á - Đại diện đơn vị phối hợp tổ chức hội thảo phát biểu
GS. Budy Prasetyo Resosudarmo - Đại diện đơn vị phối hợp tổ chức hội thảo tặng quà cho Đại diện đơn vị đăng cai tổ chức hội thảo
Toàn cảnh phiên khai mạc hội thảo
Các phiên thảo luận
Phiên bế mạc hội thảo
Tin, ảnh: Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, Phòng Marketing - Truyền thông
Cơ quan báo chí đưa tin:
1. Thời báo Kinh tế Sài Gòn:
2. Việt Nam News:
3. Nhịp cầu đầu tư:
Chia sẻ