Hội thảo quốc tế: “Tiếp cận kinh tế trong quản lý môi trường ở khu vực Đông Nam Á”

12 tháng 01 năm 2018

Sáng ngày 10/01/2018, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (Economy and Environment Partnership for Southeast Asia - EEPSEA Partnership) và Trung tâm Môi trường vì sự phát triển (Environment for Development, EfD-Vietnam) đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế về chủ đề “Tiếp cận kinh tế trong quản lý môi trường ở khu vực Đông Nam Á” tại Nền tảng công ty cá cược uy tín hàng đầu , với sự tài trợ của Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (Swedish International Development Cooperation Agency - Sida).

Sáng ngày 10/01/2018, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (Economy and Environment Partnership for Southeast Asia - EEPSEA Partnership) và Trung tâm Môi trường vì sự phát triển (Environment for Development, EfD-Vietnam) đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế về chủ đề “Tiếp cận kinh tế trong quản lý môi trường ở khu vực Đông Nam Á” tại Nền tảng công ty cá cược uy tín hàng đầu , với sự tài trợ của Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (Swedish International Development Cooperation Agency - Sida).

Hội thảo có sự tham gia và thảo luận của các nhà nghiên cứu về kinh tế môi trường trong khu vực Đông Nam Á cùng các nhà hoạch định và thực thi chính sách, các tổ chức phi chính phủ cùng các nghiên cứu sinh và sinh viên cao học.

Mở đầu Hội thảo, TS. Phạm Khánh Nam - Giám đốc EEPSEA Partnership, đại diện Viện Kinh tế Môi trường các nước trong khu vực lần lượt trình bày các nghiên cứu về sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

GS. Awang Noor Abd. Ghani đến từ Malaysia chia sẻ về các công cụ kinh tế dựa vào thị trường trong quản lý môi trường ở Malaysia, cụ thể những điểm mạnh, những thách thức cũng như những nghiên cứu tiềm năng trong tương lai.

GS. Arief Anshory Yusuf đến từ Indonesia cũng chia sẻ nghiên cứu về các tác động thay thế của cải cách giá nhiên liệu ở Indonesia. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá tác động thông qua chi phí sinh hoạt của hộ gia đình thay đổi do việc tăng giá nhiêu liệu ảnh hưởng đến giá của các hàng hóa khác.

TS. Lại Văn Mạnh đến từ Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã trình bày về các công cụ quản lý môi trường dựa vào thị trường Việt Nam, những công cụ kinh tế, ngân sách của chính phủ cho các hoạt động bảo vệ và khuyến khích bảo vệ môi trường.

TS. Gem B. Castillo đến từ Philippines trình bày nghiên cứu về các tác động đến kinh tế và phúc lợi gia đình của các hoạt động năng lượng địa nhiệt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động địa nhiệt có tác động đến toàn nền kinh tế, nhưng tác động này không có sự khác biệt trong phúc lợi giữa các hộ gia đình trong khu vực hoạt động địa nhiệt và ngoài khu vực ảnh hưởng của hoạt động địa nhiệt.

TS. Phumsith Mahasuweerachai đến từ Thái Lan cũng đã chia sẻ nghiên cứu về vấn đề tăng tỷ lệ chấp thuận công nghệ mới của nông dân.

Sau buổi hội thảo, các thành viên Ban điều hành EEPSEA Partnership cũng đã có buổi làm việc cùng với TS. AnnaKarin Norlin, Bí thư Thứ nhất và Tư vấn viên Nghiên cứu Cao cấp, Bộ phận Hợp tác Phát triển khu vực Châu Á thuộc Đại sứ quán Thụy Điển để đánh giá chung về kết quả hoạt động, nghiên cứu, cũng như tầm nhìn và sứ mệnh phát triển của các Viện Kinh tế Môi trường ở khu vực Đông Nam Á. Đại diện của Sida có những đã đánh giá cao và đưa ra tín hiệu tích cực cho việc hỗ trợ cho những hoạt động và kế hoạch phát triển của EEPSEA Partnership trong thời gian tới.

GS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH chào đón TS. AnnaKarin Norlin và các thành viên Ban điều hành EEPSEA Partnership.

Tin, Ảnh: Phòng Truyền thông và quan hệ công chúng, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á,

Phòng Công tác chính trị.

 

Chia sẻ