Bình đẳng giới trong thể thao: Sân chơi công bằng cho tất cả?

28 tháng 02 năm 2024

Bạn hâm mộ thể thao nam hay thể thao nữ? Đâu là ranh giới thật sự khi hai nửa dân số thế giới tham gia sân chơi thể thao như một sự nghiệp nghiêm túc? Trong khi Bình đẳng giới (hay rộng hơn với khái niệm Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập - DEI) trở thành vấn đề cấp bách, thì lĩnh vực thể thao cũng nổi lên như chiến tuyến cho những thay đổi. Phá bỏ rào cản, phá vỡ định kiến và tôn vinh năng lực của các vận động viên là những thành tựu đáng kể mà hành trình hướng tới Bình đẳng giới trong thể thao đã chứng kiến, bên cạnh những bước tiến đầy hứa hẹn trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu những biến đổi đã và đang diễn ra để cân bằng sân chơi thể thao và trao quyền cho các vận động viên thuộc mọi giới tính.

Vấn đề giới tính trong bối cảnh thể thao

Trong ngành thể thao, giới tính đã bị lạm dụng như tiêu chí thể chất để phân chia người chơi vào những lĩnh vực được cho là “phù hợp” với họ, chẳng hạn như bóng đá là dành cho nam, còn múa ba lê thì dành cho nữ. . Sinh ra có nhiều testosterone hơn trong cơ thể, phái nam lớn lên sẽ cao hơn và nặng hơn với chân tay dài hơn, phổi, tim và khung xương lớn hơn, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn và sản sinh nhiều cơ bắp hơn. Thêm vào đó, với bộ xương dày hơn và tỷ lệ mỡ ít hơn, nam giới có nhiều khả năng vận động hơn để chơi các môn thể thao nam tính, nhưng sẽ thiếu sự linh hoạt và khéo léo. Trong khi đó, cơ thể phụ nữ phát triển một cách tự nhiên theo cách các mô ở ngực và các bộ phận khác “phổng phao” hơn ở giai đoạn dậy thì và kinh nguyệt, nhưng .

Sự khác biệt về khung xương và tỷ lệ mỡ giữa cơ thể nam và nữ (Nguồn: Bodybuilding wizard)

Mặt khác, việc phân biệt giới tính trong thể thao lại được cho là nhằm bảo vệ sự công bằng trong các trận đấu. Thậm chí, ở một số bang ở Mỹ, luật pháp đã được xem xét và thông qua về việc . Luật này được đưa ra nhằm giải quyết trường hợp những người chuyển giới muốn chơi các môn thể thao thuộc về giới tính mà họ mong muốn, nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa điều kiện thể chất khác biệt. Sớm thôi, , để chúng ta có thể tạo ra một sân chơi công bằng cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, bất bình đẳng trong thể thao vẫn là một vấn đề nan giải bởi những quan điểm cố hữu về sự ràng buộc giữa giới tính và đặc tính vận động. Mặc dù đã xuất hiện những giải đấu thể thao dành cho nữ, , làm hạn chế cơ hội tham gia thể thao của nhiều phái nữ. Một nghiên cứu năm 2019 chỉ ra rằng các bé trai so với các bé gái. Mặc dù , nhưng chỉ có 4% đầu tư thương mại đổ vào lĩnh vực này. Ngay cả ở các nước đang phát triển, sự phân biệt đối xử còn nghiêm trọng hơn khi những thành tích và giải thưởng tiêu biểu của thể thao nữ bị lu mờ bởi hào quang từ thể thao nam.

Ở các trường đại học, các đội tuyển thể thao chủ yếu chỉ dành cho một giới tính. Trong khi các bạn nữ chỉ được tham gia những môn như hoạt náo (cheer), điền kinh, thể dục dụng cụ,... thì các bạn nam được khuyến khích tham gia và được chiêu mộ cho rất nhiều đội thể thao thanh thiếu niên trong trường. , một trường hợp đáng tiếc đã xảy ra tại Giải bóng rổ nữ NCAA khi một nữ vận động viên đăng tải đoạn video về sự chênh lệch về cơ sở vật chất dành cho vận động viên nam và nữ. Sau đó, NCAA đã xin lỗi và nâng cấp trang thiết bị nhưng thực tế đáng buồn vẫn còn đó. Nếu giới tính không còn là vấn nạn trong thể thao, liệu tương lai của lĩnh vực này có tươi sáng hơn?

Sự việc ở NCAA 2021 được một vận động viên đăng lên mạng xã hội

Những thành tựu và thách thức đối với bậc giáo dục Đại học

Gần đây, đã có nhiều nỗ lực đặt ra nhằm thu hút nhiều phụ nữ và nhóm cộng đồng thiểu số tham gia vào sân chơi và sự nghiệp thể thao. Cho đến nay, nhiều trường đại học đã tuyển dụng các chuyên gia về DEI để dẫn đầu thay đổi trong bộ môn điền kinh.

  • Tại , Myles Payne đã triển khai một chương trình đào tạo ở phòng ban thể thao, nhằm phổ cập kiến thức về chủng tộc cho hơn 200 nhân viên. Cô ấy là Phó Giám đốc Thể thao Cấp cao và là Giám đốc về Đa dạng, người đã giới thiệu các phòng ban đối tác về thể thao của mình về khái niệm DEI, điều mà họ “chưa từng được nhắc tới hay nghĩ tới trước đây”.
  • Tại Úc, , nhằm thu hút học sinh khuyết tật và không khuyết tật cùng tham gia, góp phần gia tăng hòa nhập và đa dạng. Một hoạt động khác của đề án này là chương trình dành cho học sinh tiểu học và trung học bị khiếm thính hoặc mắc chứng giảm thính lực.

Giải Bóng bầu dục Quốc gia (NRL) phiên bản Xe lăn ở các trường Úc

Với những bước tiến này, lãnh đạo giới thể thao có thể có tư duy đúng đắn hơn không chỉ về sự hòa nhập trong giới tính mà còn hòa nhập giữa những vận động viên thể thao thuộc các nhóm cộng đồng thiểu số khác.

  • (CBDU) năm 2017 đã tổ chức Đại hội thể thao Dành cho người khuyết tật (Paralympic) ở Đại học cho 200 vận động viên đến từ 21 bang với nhiều môn thể thao khác nhau. Sự kiện này được được Đại học Brazil hợp tác tổ chức với Ủy ban Paralympic Brazil (CPB) nhằm khuyến khích tất cả mọi người chơi thể thao.
  • Cuối năm 2023, đã công bố kế hoạch xây dựng Trung tâm Paralympic Excellence tại khuôn viên St Lucia theo chương trình tài trợ của chính phủ. Dự án này được tiến hành để chuẩn bị cho Thế vận hội Brisbane, nhằm “truyền cảm hứng cho nhiều vận động viên khuyết tật hơn thi đấu vào năm 2032” và cũng đem lại những giá trị to lớn cho cộng đồng.

Phong trào ở các trường đại học góp phần quan trọng vào quá trình theo đuổi đam mê của nhiều người chơi thể thao đang nỗ lực thực hiện ước mơ của mình. Điều này thắp lên niềm hy vọng rằng tình hình thể thao trên thế giới đang dần cởi mở với DEI, đồng nghĩa với ngày càng nhiều người được khuyến khích tham gia vào sân chơi mà họ mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần hành động để đạt được thành tựu lớn hơn và duy trì sự công bằng trong thể thao.

Điều gì sẽ đến tiếp theo?

Lĩnh vực nào cũng có hai mặt của nó, và ngành thể thao cũng không ngoại lệ. Điều quan trọng nhất hiện nay là thực hiện các biện pháp để đảm bảo cơ hội công bằng và đối xử bình đẳng giữa các cá nhân thuộc mọi giới tính và nhóm cộng đồng trong giới thể thao.

Những hành động đầu tiên phải đến từ các cơ sở và tổ chức thể thao, để tất cả người chơi thể thao đều nhận được sự hỗ trợ và trợ cấp phù hợp:

  • Bình đẳng trong kinh phí và nguồn lực đầu tư - đảm bảo các vận động viên và các chương trình thể thao nữ nhận được mức tài trợ và nguồn lực như phía giới nam. Bên cạnh đầu tư vào huấn luyện, cơ sở vật chất, trang thiết bị và chi phí đi lại, việc cung cấp hỗ trợ tài chính công bằng có thể giảm bớt rào cản trong việc tham gia và phát triển, tạo nên sân chơi bình đẳng cho tất cả các vận động viên.
  • Công bằng trong lương bổng - thực hiện các chính sách đảm bảo trả lương bình đẳng cho các vận động viên nam và nữ khi tham gia cùng một môn thể thao hoặc cuộc thi. Các tổ chức thể thao và cơ quan quản lý nên thiết lập các cơ cấu lương thưởng minh bạch và công bằng nhằm loại bỏ sự chênh lệch về lương dựa trên giới tính.
  • Các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức - phát triển các đề án giáo dục nhằm loại bỏ những định kiến và thành kiến về giới trong thể thao. Như những trường và tổ chức giáo dục được nêu ở phần Thành tựu, các khóa đào tạo về nhận thức giới cần được tổ chức nhiều hơn cho các huấn luyện viên, quan chức và lãnh đạo, bên cạnh các chiến dịch giáo dục nhằm thúc đẩy sự hòa nhập và bình đẳng.

Truyền thông cũng đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc này bằng cách tăng cường đưa tin trên các phương tiện và hiển thị hình ảnh về Tính đa dạng, Công bằng và Hòa nhập (DEI) trong thể thao. Điều quan trọng là phải khuyến khích các phương tiện truyền thông đưa tin nhiều hơn về các sự kiện thể thao và vận động viên nữ, để . Bằng cách phát sóng các sự kiện thể thao dành cho nữ trên truyền hình, nền tảng trực tuyến và các ấn phẩm truyền thông, chúng ta có thể xóa bỏ định kiến về giới và xây dựng hình mẫu cho các vận động viên nữ truyền cảm hứng.

Tại UEH, trường chúng ta rất vinh dự khi tổ chức Hội thao hàng năm dành cho những sinh viên đầy năng động và nhiệt huyết, nhằm nâng cao thể chất ngoài thời gian học tập. Để đảm bảo tính đa dạng và hòa nhập, Hội thao UEH năm nay bao gồm 5 môn thi đấu có sự tham gia của cả sinh viên nam và nữ. Ở những môn như bóng đá, bóng chuyền và kéo co, các giải đấu được tổ chức riêng cho mỗi giới tính, và cũng có trận đấu nhóm nam - nữ cho môn thể thao đồng đội kết hợp như kéo co. Ở bộ môn Khiêu vũ thể thao, các cặp tham gia Dancesport đều được đảm bảo cân bằng ở cả 3 thể loại Chachacha, Rumba và Samba. Dù trong dáng hình, giới tính, và chủng tộc nào, chúng ta đều cảm thấy tự tin nhất, gắn kết nhất khi được thi đấu trên cùng một sân chơi.

Hội thao UEH 2024 với những môn thể thao cho cả hai giới tính

Tóm lại, thể thao là dành cho tất cả mọi người và không hề giới hạn ở bất kỳ người chơi cụ thể nào. Đây là một công cụ mạnh mẽ gắn kết mọi người, tạo điều kiện để chúng ta kết nối và thể hiện bản thân. Mọi người đều bình đẳng về cơ hội tham gia, thi đấu và vượt trội trong bất cứ môn thể thao nào, trong môi trường hòa nhập và thân thiện. Các vấn đề về giới tạo ra một cuộc đấu tranh lớn trong thể thao và các ngành công nghiệp lân cận, đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ tất cả chúng ta. Từ những hành động nhỏ và chính sách của UEH, chúng tôi tin rằng thể thao có thể trở thành một sân chơi mà tất cả chúng ta đều được tham gia công bằng và thỏa mái nhất.

Tin, ảnh: Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học

Nguồn tham khảo:

   

  

//dsa.mediadasar.com/cong-tac-sinh-vien/ket-qua-hoi-thao-truyen-thong-sinh-vien-ueh-nam-2023/

 

 

Chia sẻ