Trường CELG UEH phối hợp cùng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức Toạ đàm “Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy”
08 tháng 11 năm 2024
Sáng ngày 06/11/2024, nhằm đóng góp cho quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (UEH-CELG) và Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) cùng phối hợp tổ chức Tọa đàm “Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo”. Chương trình thu hút nhiều giảng viên, nhà khoa học, học viên và sinh viên tham dự thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Tọa đàm “Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo” ngày 06/11/2024
Dự chương trình, về phía Bộ Thông tin và Truyền thông, có sự tham dự của ông Đỗ Hoàng Giang - Phó Trưởng phòng Phụ trách Phòng Chính sách, Cục công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông.
Về phía Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), có sự tham dự của ông Nguyễn Quang Đồng - Viện Trưởng; ông Nguyễn Đức Lam - Cố vấn chính sách Viện; và Bà Nguyễn Lan Phương - cán bộ Nghiên cứu Viện.
Về phía Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH, có sự tham dự của TS. Trần Thị Tuấn Anh - Phó Hiệu trưởng UEH-CELG ; TS. Dương Kim Thế Nguyên - Trưởng Khoa Luật UEH-CELG; và TS. Nguyễn Văn Dư - Phó Trưởng khoa Quản lý nhà nước UEH-CELG.
Về phía khách mời, có sự tham dự của PGS.TS Võ Trí Hảo - Cố vấn cao cấp top nhà cái uy tín io - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu khai mạc, TS. Trần Thị Tuấn Anh - Phó Hiệu trưởng UEH-CELG nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một khung pháp lý hiệu quả nhằm kiểm soát các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong bối cảnh sự phát triển của AI được đánh giá là nhân tố có khả năng tạo đột phá trong tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
TS. Trần Thị Tuấn Anh - Phó Hiệu trưởng UEH-CELG phát biểu Khai mạc
Toạ đàm “Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy” được chia thành 2 phiên. Trong đó Phiên 1 của Tọa đàm mang đến bức tranh tổng thể về các chính sách và khung pháp lý đang định hình sự phát triển của AI và công nghệ số tại Việt Nam. Những vấn đề pháp lý liên quan bối cảnh chính sách hiện hành, các sáng kiến quản trị rủi ro, cùng với cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho công nghệ AI đến thị trường dữ liệu cũng sẽ được đề cập, nhằm cung cấp góc nhìn toàn diện về tiềm năng và thách thức trong việc xây dựng môi trường pháp lý phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ. Phiên thảo luận do TS. Dương Kim Thế Nguyên - Trưởng khoa Luật UEH-CELG và ông Nguyễn Quang Đồng - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) điều phối.
Phiên 1 bao gồm 04 tham luận:
- Tham luận 1: Tổng quan về bối cảnh chính sách pháp luật liên quan đến AI và công nghệ số do ông Đỗ Hoàng Giang - Phó Trưởng phòng Phụ trách Phòng Chính sách, Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày.
- Tham luận 2: AI - Công nghệ và Chính sách phát triển và quản trị rủi ro AI tại Việt Nam do bà Nguyễn Lan Phương - Cán bộ Nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông trình bày.
- Tham luận 3: Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với công nghệ AI do PGS.TS. Võ Trí Hảo - Cố vấn cao cấp top nhà cái uy tín io - Luật (UEL) - Đại học Quốc gia TP.HCM trình bày.
- Tham luận 4: Khung pháp lý cho thị trường dữ liệu tại Việt Nam do TS. Trịnh Duy Thuyên - Giảng viên Khoa Luật, UEH-CELG trình bày.
Ông Đỗ Hoàng Giang - Phó Trưởng phòng Phụ trách Phòng Chính sách, Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày tham luận
Bà Nguyễn Lan Phương - Cán bộ Nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông trình bày tham luận
PGS.TS. Võ Trí Hảo - Cố vấn cao cấp top nhà cái uy tín io - Luật (UEL) - Đại học Quốc gia TP.HCM trình bày tham luận
TS. Trịnh Duy Thuyên – Giảng viên Khoa Luật, UEH-CELG trình bày tham luận
Trong Phiên 1 của Toạ đàm, các nhà khoa học đưa ra các vấn đề quan trọng về khung pháp lý quy định AI là rất cần thiết, đặc biệt khi AI đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong các lĩnh vực từ khoa học đến kinh tế và đời sống xã hội với các nội dung:
(1) Quy định về nguồn AI hợp pháp và chính xác
(2) Quy định về “Tài sản số
(3) Chính sách Tăng tốc và Hạn chế AI
(4) Bảo vệ quyền riêng tư của người sử dụng AI
Hình ảnh Ban điều phối các Phiên của Tọa đàm
Phiên 2 của tọa đàm do TS. Dương Kim Thế Nguyên, Trưởng khoa Luật UEH-CELG và ông Nguyễn Đức Lam - Cố vấn chính sách Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) điều phối. Phiên hai tập trung vào các nội dung trao đổi, thảo luận xoay quanh chủ đề của Tọa đàm “Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy”. Đây là cơ hội để các chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại biểu cùng chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và những giải pháp nhằm hướng đến một nền tảng AI minh bạch, có trách nhiệm, và phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Các ý kiến đóng góp thông qua hình thức trực tiếp và cả hình thức trực tuyến giúp làm sáng tỏ hơn những thách thức và cơ hội trong việc xây dựng một môi trường AI đáng tin cậy, đồng thời khuyến khích các sáng kiến hợp tác và chính sách hỗ trợ phát triển AI tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh về cơ chế thử nghiệm Sandbox dành cho AI.
Với mục tiêu xây dựng một nền tảng AI minh bạch, có trách nhiệm và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, các vấn đề được thảo luận trong Phiên 2 bao gồm:
(1) Đảm bảo minh bạch trong các thuật toán AI
(2)Trách nhiệm trong phát triển AI
(3)Chính sách và quy định về AI
(4) Giải pháp cho thách thức đạo đức trong AI
Mục tiêu của phiên thảo luận không chỉ dừng lại ở việc xác định các thách thức mà còn là đưa ra những giải pháp, sáng kiến và các chính sách cụ thể để xây dựng và duy trì một nền tảng AI đáng tin cậy tại Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của công nghệ này trong tương lai.
TS. Dương Kim Thế Nguyên - Trưởng Khoa Luật UEH-CELG phát biểu bế mạc và trao quà lưu niệm cho các chuyên gia, nhà khoa học tham gia
Phát biểu bế mạc, TS. Dương Kim Thế Nguyên chia sẻ: “Sau 3 tiếng làm việc nhiệt huyết và đầy sáng tạo, chúng ta đã cùng nhau đi sâu vào những vấn đề then chốt trong việc phát triển và áp dụng AI trong các lĩnh vực quan trọng, đặc biệt là trong việc xây dựng một khung pháp lý về AI. Chúng ta đã nhận diện được những mặt trái của AI và tầm quan trọng của việc phát triển một khung pháp lý cho cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, để từ đó đảm bảo rằng công nghệ AI có thể được ứng dụng một cách có trách nhiệm, an toàn và hiệu quả.”
Ban Tổ chức gửi lời cảm ơn đến Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, và khẳng định đặt nền móng cho sự hợp tác lâu dài giữa UEH-CELG và IPS, với cam kết cùng nhau thúc đẩy các sáng kiến về công nghệ và AI. Những ý tưởng, đề xuất và kế hoạch mà Tọa đàm bàn thảo hôm nay sẽ trở thành bước đi vững chắc trong việc phát triển công nghệ, và chắc chắn sẽ mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn giữa các tổ chức, các chuyên gia trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho Hội thảo trong lĩnh vực AI và dữ liệu vào đầu năm 2025 sắp tới.
Một số hình ảnh từ Toạ đàm:
Tin, ảnh: Khoa Luật CELG-UEH, Văn phòng CELG-UEH
Cơ quan báo chí đưa tin:
1. Báo Tuổi Trẻ Online:
2. Báo điện tử Pháp Luật TPHCM:
Chia sẻ