UEH tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế số; cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” tại Đà Nẵng
13 tháng 03 năm 2024
Ngày 04/03/2024 tại Hội trường top nhà cái uy tín io (DUE) - Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp cùng DUE và Viện Nghiên cứu kinh doanh - UEH đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế số; cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” nhằm thực hiện kế hoạch nghiên cứu Đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia "Phát triển kinh tế số: Định hướng và giải pháp chính sách", mã số KX.04.22/21-25, thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021- 2025”.
Toàn cảnh Hội thảo
Về phía UEH có sự tham dự của: GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Chủ tịch Hội đồng Đại học; GS.TS. Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh; PGS.TS. Trần Đăng Khoa - Giám đốc Chương trình đào tạo Quản trị, Trường Kinh doanh UEH.
Ban Chủ tọa Hội thảo
Về phía DUE, có sự hiện diện của GS.TS. Trương Bá Thanh - Chủ tịch Hội kinh tế Đà Nẵng; PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng; PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh - Chủ tịch Hội đồng DUE; PGS.TS. Lê Văn Huy - Hiệu trưởng DUE; PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh - Phó Hiệu trưởng DUE; TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh - Phó Hiệu trưởng DUE.
Đại biểu tham dự Hội thảo
Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS.TS. Lê Văn Huy - Hiệu trưởng DUE chia sẻ: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ và chưa có tiền lệ trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang cố gắng tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số và công nghệ số nhằm tạo dựng lợi thế cạnh tranh mới, tìm kiếm các động lực phát triển nhanh hơn và bền vững hơn. Đặc biệt, đối với Việt Nam, thúc đẩy kinh tế số có thể được xem là một trong những chiến lược quan trọng tái cấu trúc nền kinh tế, gia nhập chuỗi giá trị cao toàn cầu nhằm bứt phá bẫy thu nhập trung bình trong thập kỷ tới. Các chiến lược và chính sách chuyển đổi số, phát triển công nghệ hay thúc đẩy các khu vực kinh tế gắn với công nghệ số của Chính phủ vừa qua đã có những thành công nhất định. Tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5% với tốc độ phát triển khoảng 20%/năm. Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022, 2023), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong nhóm những quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế số mạnh của thế giới.
Song hành với nhiều cơ hội lớn và rõ nét, kinh tế số Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều vấn đề và thách thức không nhỏ. Các vướng mắc từ nội tại nền kinh tế trong nước như cơ cấu kinh tế, nguồn lực công nghệ và tập quán kinh doanh cũng như các biến động bất thường từ thế giới đang tạo ra những rủi ro và tác động khó lường đến sự phát triển của khu vực này. Hiểu rõ được các cơ hội và thách thức đối với sự phát triển nền kinh tế số đang là yêu cầu cấp thiết của các cơ quan hoạch định chính sách, lãnh đạo địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu.
Chính vì vậy, hội thảo “Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế số: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” là một hoạt động khoa học thiết thực và có ý nghĩa thực tiễn hiện nay, đặc biệt là thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025 của Chính phủ.
Tôi hy vọng và tin tưởng rằng, với sự tập trung cao độ và chia sẻ thẳng thắn, Hội thảo chúng ta sẽ có được những thông tin và giải pháp khoa học vững chắc giúp thúc đẩy phát triển kinh tế số của Việt Nam”.
PGS.TS. Lê Văn Huy - Hiệu trưởng DUE phát biểu chào mừng
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Sự phát triển của kinh tế số đang diễn ra mạnh mẽ và tạo ra những cơ hội cũng như thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển này được thúc đẩy bởi sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, sự chuyển dịch nhanh chóng của nền kinh tế thế giới từ truyền thống sang số hóa. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải thích nghi để không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong kỷ nguyên mới.
Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng nhằm tạo lập một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế số. Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách, chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số, như chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, phát triển hạ tầng số, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin”.
GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Chủ tịch Hội đồng Đại học phát biểu khai mạc
Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra 2 phần tham luận do đại diện UEH và DUE trình bày bao gồm:
(1) Tham luận “Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế số: Cơ hội và thách thức” do PGS.TS. Trần Đăng Khoa - Giám đốc Chương trình Quản trị, Trường Kinh doanh UEH trình bày.
PGS.TS Trần Đăng Khoa trình bày tham luận
(2) Tham luận “Chuyển đổi số - lộ trình, năng lực, rào cản và thách thức; Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam” do TS. Lê Thị Minh Hằng - Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, DUE trình bày.
TS. Lê Thị Minh Hằng trình bày tham luận
Thông qua hai phần tham luận được chia sẻ, đại biểu tham dự Hội thảo hiểu rõ hơn về bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, phát triển kinh tế số đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức. Các yếu tố bất lợi bên ngoài cùng với những hạn chế nội bộ kéo dài đã tạo ra một môi trường kinh doanh khó khăn và đầy biến động. Trong năm 2023, kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu "tác động kép" từ những yếu tố này. Nhận thức được những thách thức này, Chính phủ đã đưa ra các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều này bao gồm việc triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thêm vào đó, Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 27/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, phát triển kinh tế số còn đóng vai trò quan trọng và là một trong ba trụ cột chính trong chuyển đổi số quốc gia. Để đạt được mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025, cần phải tăng trưởng gấp 3 - 4 lần so với tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25% mỗi năm. Điều này đặt ra những nhiệm vụ khó khăn và đòi hỏi các giải pháp đột phá mới để đạt được.
Buổi Hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp và mang lại nhiều giá trị nghiên cứu cho sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Ban tổ chức kỳ vọng Hội Thảo "Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế số; cơ hội và thách thức đối với Việt Nam" sẽ là diễn đàn hữu ích để các sinh viên, giảng viên, các nhà khoa học, chuyên gia và những đại biểu tham dự trao đổi, chia sẻ, phản biện những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế số trong bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay. Phát triển kinh tế số sẽ giúp nền kinh tế được tối ưu hóa nguồn lực, mang lại nhiều lợi ích, giá trị và cơ hội. Mặt khác, kinh tế số sẽ đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức và khó khăn đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây lộ trình phù hợp trong mỗi giai đoạn, từ xây dựng, hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý đến tăng cường đầu tư hạ tầng số và phát triển nguồn nhân lực số.
Tin, ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh doanh, Phòng Marketing - Truyền thông
Chia sẻ